Trong quá trình sử dụng bóng đèn cho sinh hoạt hay công việc hàng ngày chắc chắn không tránh khỏi hiện tượng bị cháy bóng. Vậy những lý do nào khiến bóng đèn bị cháy nhanh như vậy cũng như những mẹo giúp bóng đèn có thể hoạt động lâu bền hơn?
Những lý do khiến cho bóng đèn bị cháy nhanh
Đối với bóng đèn sợi đốt có tuổi thọ trung bình là 900 giờ, tương đương với khoảng 4 tháng, còn bóng đèn huỳnh quang thì có tuổi thọ cao hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào bóng đèn trong gia đình bạn cũng có tuổi thọ đúng như vậy. có thể chúng bị cháy thường xuyên hơn so với con số 900 giờ. Nguyên nhân có thể là do:
Điện áp trong nhà cao
Khi điện áp cung cấp cho gia đình bạn quá lớn, lớn hơn mức tiêu chuẩn là từ 180V – 220V, khi đó bóng đèn sẽ sáng hơn bình thường nhưng cũng vì thế mà nhanh cháy hơn. Lúc này các bạn có thể dùng máy đo điện áp hoặc đồng hồ vạn năng để kiểm tra điện áp của nguồn điện. Nếu thấy quá lớn thì có thể gọi ngay cho thợ sửa chữa điện nước kiểm tra.

Sử dụng sai loại bóng đèn hoặc loại bóng đèn chất lượng kém, không rõ nguồn gốc
Hiện nay trên thị trường có không ít những loại bóng đèn với chủng loại khác nhau. Chính vì vậy mà việc kiểm soát chất lượng cũng như nguồn gốc của chúng là không hề đơn giản. vậy nên cần là người tiêu dùng thông minh khi lựa chọn loại bóng đèn thay thế phù hợp hoặc những loại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để có thể đảm bảo chúng hoạt động với thời gian lâu dài nhất.

Do tác động từ môi trường bên ngoài như quá nóng hay quá ẩm
Khi lắp bóng đèn ở nơi quá nóng thì trong quá trình hoạt động chúng không chỉ tỏa nhiệt mà còn chịu tác động từ nguồn nhiệt từ môi trường ngoài nên thường dễ bị cháy hỏng, chập điện.
Còn khi lắp bóng đèn ở những nơi có độ ẩm ướt cao thường dễ dẫn tới chập điện rất nguy hiểm cho người dùng.
Lắp đặt bóng đèn không đúng cách
Khi thực hiện lắp đặt bóng đèn các bạn cần thực hiện đúng quy chuẩn. khi các bạn không lắp đúng cách có thể tác động đến các mối nối làm chúng bị lỏng, hở điện làm cho bóng đèn hoạt động không bình thường, sáng không đều dẫn tới nhanh bị hỏng hơn.
Sử dụng bóng đèn trong thời gian dài với công suất lớn
Những loại bóng đèn sưởi thường được chủ nhà sử dụng trong thời gian dài với công suất lớn thì nhiệt lượng của bóng đèn tỏa ra sẽ rất lớn, gây ảnh hưởng tới những linh kiện bên trong gây hỏng và thậm chí là nổ bóng đèn, thiết bị.
Tắt mở bóng đèn liên tục
Việc tắt mở bóng đèn liên tục không chỉ tiêu tốn nhiều điện năng hơn mà còn làm cho bóng đèn luôn ở trạng thái không ổn định. Chính vì vậy mà chúng nhanh bị cháy hơn.
Rung cố định quá mức
Khi bóng đèn cố định bị rung quá mức trong thời gian dài khi hoạt động cũng ảnh hưởng tới tuổi thọ của nó. Ví dụ đối với trường hợp bóng đèn chiếu sáng ở một số loại quạt trần, khi quạt quay làm rung lắc làm dây tóc trong bóng đèn bị giật dẫn tới giảm tuổi thọ.

Hiện tượng ngắn mạch
Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch dẫn đến tình trạng các thiết bị điện nói chung và bóng đèn nói riêng đột ngột không thể hoạt động. Ngắn mạch là tình trạng dòng điện chạy bên ngoài đường dây dẫn đã được lắp đặt sẵn nên làm cho cường độ dòng điện tăng, điện trở bị giảm đi. Sự đột ngột này làm cho chập cầu dao, bóng đèn dừng hoạt động đột ngột, nếu diễn ra nhiều lần sẽ làm cho bóng đèn nhanh bị hỏng hơn.
Do tab ổ cắm
Một vấu kim loại nhỏ năm ở dưới cùng giữ vai trò là kết nối truyền dòng điện tới bóng đèn. Nếu như phần đáy này của ổ cắm bị đẩy quá xa, không thể tiếp xúc với đầu bóng đèn thì bóng đèn sẽ không thể hoạt động được.
Để khắc phục được tình trạng này thì cần ngắt nguồn điện, sử dụng một thanh gỗ popsicle để uốn cong tab lên khoảng 0.3cm, sau đó vặn bóng đèn vào lại.
Mẹo giúp bóng đèn hoạt động lâu bền hơn
Dưới đây là một số mẹo giúp bóng đèn nhà bạn hoạt động được lâu hơn:
Sử dụng bóng đèn đúng mục đích
Nếu như dùng để sưởi thì các bạn nên sử dụng loại bóng đèn sợi đốt, còn để chiếu sáng thì các bạn nên dùng bóng đèn huỳnh quang.
Lắp bóng đèn ở nơi an toàn
Cần lắp bóng đèn tránh xa tầm với của trẻ em, cũng như tránh những nơi có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Các bạn nên lắp bóng đèn ở độ cao hơn đầu người khoảng 1m hoặc nếu lắp ngoài trời thì cần có mũ che cho bóng đèn để không bị nước làm ảnh hưởng tới. Có như vậy mới đảm bảo sự ổn định trong quá trình hoạt động của bóng đèn và đảm bảo độ bên của nó.
Lựa chọn loại bóng đèn có thương hiệu, nguồn gốc sản xuất rõ ràng
Những đơn vị sản xuất có thương hiệu thì chất lượng linh, phụ kiện sẽ đảm bảo hơn, cũng như họ sẽ chịu trách nhiệm về tuổi thọ của đèn nên khách hàng cũng cảm thấy yên tâm hơn.
Thực hiện kiểm tra sự an toàn cũng như ổn định của nguồn điện thường xuyên
Khi xảy ra các hiện tượng bóng đèn nhấp nháp, chập chờn, cường độ sáng không ổn định thì các bạn nên kiểm tra nguồn điện hoặc thực hiện thay thế bằng bóng đèn khác ngay để đảm bảo tuổi thọ đèn cũng như an toàn của mình.
Độ bền của một bóng đèn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện trong gia đình bạn cũng như kéo dài độ bền của bóng đèn thì hy vọng rằng những thông tin của bài viết sẽ mang lại những kiến thức hữu ích với các bạn